Saturday, January 31, 2015

6 điểm khác nhau trong cấu trúc tệp tin hệ thống giữa Windows và Linux .

File hệ thống của Linux có một vài điểm khác biệt so với Windows. Không có kí tự đánh dấu phân vùng (A B C …), không có dấu đổ sau (\), và bạn chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy những file có tên giống nhau và chỉ khác 1 kí tự viết hoa thôi. Hãy cùng GeekLinux duyệt qua những điểm khác biệt đó nhé.
Cấu trúc thư mục hệ thống
Sẽ không có thư mục Windows, Program Files hay User khi bạn truy cập vào phân vùng hệ thống. (mặc dù vậy thư mục /home có thể khá giống với User của Windows). Cấu trúc thư mục trên Linux hoàn toàn khác. Ví dụ, thay vì các chương trình nằm gon trong C:\Program Files\, thì trên Linux, một ứng dụng được tập hợp từ các file nằm rải rác trong phân vùng hệ thống: các tệp nhị phân (binaries) sẽ nằm trong /usr/bin, các file thư viện (libraries) sẽ nằm tại /usr/lib, các file tùy chỉnh, thiết đặt (configuration) sẽ nằm tại /etc.
Phân biệt chữ hoa và chữ thường
Trên windows, bạn không thể đặt tên 1 file là “hello”, 1 file là “Hello” trong cùng 1 thư mục. Windows không phân biệt chữ hoa và thường, vì thế Windows coi Hello và hello là một.
Trên Linux, hệ thống phân biệt chữ hoa và chứ thương, vì thế bạn có thể có cá file tên “hello”, “Hello” và “HELLO” trong cùng 1 cấp thư mục.
Dấu đổ sau (\) và dấu đổ trước (/)
Windows sử dụng dấu đổ sau.
C:\Users\Name
Tính chất này được hiện hữu đậm nét trong MS-DOS (Hệ điều hành chạy giao diện dòng lệnh của Windows)
Trong khi Linux sử dụng dấu đổ trước
/home/name
Tuy nhiên, với những phiên bản Windows mới nhất, ranh giới giữ hai cách sử dụng này đã bị xóa mờ. Khi thực hiện thao tác nhập đường dẫn trên Windows, bạn có thể dùng cả dấu đổ trước và đổ sau, Windows vẫn sẽ nhận ra và thao tác giúp bạn.
Không có kí tự ổ đĩa (Driver letter), tất cả bắt đầu bằng /
Windows đánh dấu các phân vùng và các thiết bị bằng bảng chữ cái Alphabet. Mỗi ổ cứng, mỗi phân vùng hay thiết bị lưu trữ ngoài đều được dẫn từ một kí tự.
Trái lại, Linux không dùng ký tự cho các phân vùng. Tất cả được mount thành thư mục, và được dẫn bắt đầu từ thư mục gốc (root), kí hiệu là /, (Thực ra về bản chất, Windows cũng làm điều tương tự, chỉ khác trong cách biểu diễn cho người dùng) và không có thứ gì (thư mục hoặc file) nằm cao hơn / cả. Mặc định, các phân vùng và các thiết bị được Linux mount đến /media.
Đây là một trong những tính chất mở của Linux. Do tất cả các thiết bị đều được mount dưới / nên bạn cũng có thể mount chúng đi bất cứ nơi nào bạn muốn, ví dụ /home, thậm chí /myBackupDrive.
Mọi thứ đều là tệp tin
Cũng giống như việc phân vùng của bạn được mount thành 1 thư mục, mọi thứ trên linux đều được quy về dưới dạng tệp tin. Ví dụ như ổ cứng của bạn sẽ là /dev/sda, ổ quang của bạn là /dev/cdrom, thậm chí con chuột của bạn có thể là /dev/mouse.
Tất nhiên mọi thứ không thể là tệp tin được, tuy nhiên với cách nói hình ảnh như thế sẽ giúp bạn phần nào hiểu được nguyên lý hoạt động của Linux.
Bạn có thể sửa, xóa file ngay khi nó đang được dùng.
Trên Linux nói riêng hay các hệ điều hành nhân Unix nói chung (ví dụ: MacOS), các file không bị các ứng dụng khóa quyền truy cập như trên Windows. Ví dụ, khi bạn đang đang xem một bộ phim, bạn quay ra và thử xóa file phim đó. Nggay lập tức, bạn sẽ nhận được thông báo lỗi yêu cầu bạn phải tắt Windows Media Player trước khi bạn có thể sửa tên hay xóa bộ phim đó.
Còn nếu trên Linux, bạn thậm chí có thể sửa tên một bị phim ngay trong lúc bạn đang xem mà không bị Linux “phàn nàn” gì.
Những điểm khác nhau này gần như tương đồng giữa các hệ điều hành nhân UNIX. Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ, ví dụ MacOS (nhân UNIX) không phân biệt chữ hoa – thường (giống Windows).
Nếu bạn biết thêm những điểm khác nhau nào nữa, hãy mạnh dạn chia sẻ nhé.

No comments:

Post a Comment