Sunday, January 25, 2015

Làm sao để chọn một distro Linux phù hợp nhất với bạn? (P1) .

Để chọn được một Distro linux phù hợp với đối với người mới dùng là một điều khó khăn, vì giữa rất nhiều lựa chọn, các newbie thường bị choáng ngợp giữa thế giới chim cách cụt bao la: Ubuntu, Fedora, Suse, PCLinuxOS, Arch, Mint, elementary OS, …. Trong khi, các newbie thường mặc định là dùng Ubuntu mà bỏ quên các Distro khác. Vậy làm sao để chọn cho mình một distro để trải nghiệm và để gắn bó với chiếc máy tính thân yêu. Geeklinux sẽ xét các thành phần khác nhau của các Distro phổ biến để so sánh cho các bạn mới dùng cũng như đã có thời gian sử dụng.

1. Triết lý sử dụng và đối tượng sử dụng

How-to-install-remove-GNOME-Desktop-Environment-on-Kali-Linux-blackMORE-Ops

Mỗi bản phân phối khi được thiết kế đều theo một triết lý riêng và phù hợp với những đối tượng sử dụng nhất định, các bạn có thể lên trang chủ của distro để đọc triết lý của distro. Triết lý của Ubuntu đa số phù hợp với đa số người dùng, nhưng các distro khác không phải lúc nào cũng phù hợp với các bạn. Một số bạn còn tập tành dùng thích ra oai với Backtrack hay Kali linux, blackarch,…mà không biết nó tạo ra cho các nhà nghiên cứu bảo mật. Mục đích của bạn là gì, hãy tìm một distro phù hợp với bạn bằng cách lên Distrowatch và lọc mục tìm kiếm là đối tượng sử dụng, đó mới là một người dùng thông minh.

2. Công cụ quản lý gói.

Các distro, hay chính xác là các họ distro có một cách riêng để quản lý các gói, đó là cái nhìn đầu tiên khi nói về sự khác nhau giữa các distro. Nếu như các distro họ Debian như Ubutu, Mint, elementary OS, Kali Linux,…. sử dụng APT/DPKG là công cụ mặc định thì Slackware, Puppy sử dụng công cụ TXZ, Fedora, Redhat, Mandriva,… sử dụng RPM còn Arch, Manjaro sử dụng Pacman ..v..v. Ubuntu và các Distro dựa trên nó còn có sẵn Software Center để cung cấp giao diện đồ họa để thuận tiện cho việc cài đặt và quản lý, một số distro khác lại không có giao diện đồ họa cho trình quản lý gói, hay hiếm hơn là không có trình quản lý gói và chỉ được cài đặt từ nguồn hoặc file nhị phân.

1382810474170

Các công cụ quản lý gói đều có đặc điểm và ưu/nhược và tính phổ biến khác nhau nhưng xét về các chức năng cơ bản thì chúng sở hữu những tính năng hoàn toàn giống nhau bao gồm cài đặt, cập nhật và gỡ bỏ. Tuy nhiên điểm đáng chú ý ở đây là đối với một số các distro không phổ biến, hay chính xác hơn là công cụ quản lý gói không phổ biến, việc tìm một gói cần thiết đôi khi rất khó khăn và phiền phức, xây dựng từ nguồn là một giải pháp, tuy nhiên nó không thân thiện với người mới dùng, hơn nữa việc cập nhật cũng không dễ dàng như các gói trong repo.

3. Giao diện người dùng cuối(Desktop environment , DE).

ubuntu-derivatives

Đối với người mới dùng, đây là điều làm họ chú ý đầu tiên, Điều này nghe có vẻ không quan trọng lắm với các bạn đã từng sử dụng Linux, nhưng đối với người mới dùng là một điều quan trọng vì nó quyết định trải nghiệm ban đầu của họ. Có rất nhiều DE để lựa chọn và hầu hết các Distro đều chọn cho mình một hoặc nhiều DE để mặc định cập nhật và phát triển, Ubuntu phát triển và sử dụng Unity, còn Fedora mặc định chọn Gnome, … tuy nhiên các DE rất dễ dàng thay đổi, nếu bạn không hài lòng với Unity, hãy thử chuyển qua KDE, Gnome, MATE, Xfce,… hay thậm chí là Enlightenment, Openbox để thay đổi không gian làm việc ngay trên các thành phần hiện tại của hệ thống, và thậm chí là cài nhiều DE trên cùng một bản phân phối.

Các DE thông thường được phân loại như sau:
1, KDE, Gnome và các DE dựa trên Gnome như Unity, Pantheon, Cinnamon,.. : Nặng, nhiều chức năng, tương đối bắt mắt, nhiều ứng dụng riêng biệt chất lượng tốt.

2, MATE, Xfce,LXDE, ..: Tương đối nhẹ nhàng, giao diện truyền thống và có thể tùy biến.

3, Openbox, Enlightenment,…: Nhẹ nhàng, thanh thoát, tùy biến cao.

4. Phương thức cập nhật và nâng cấp, độ ổn định và chu kì phiên bản.

Đây là một điều quan trọng mà ít người để ý tới. Hiện tại có hai hình thức cung cấp và nâng cấp là rolling và stable. Debian, Ubuntu là những distro stable release trong khi Arch là Rolling release, sự khác nhau đáng để ý ở đây là việc cập nhật nhân Linux, nếu như Arch cho phép người dùng cài đặt, nâng cấp và gỡ bỏ như một gói thông thường thì Ubuntu chỉ hỗ trợ các bản vá bảo mật cho một phiên bản nhân nhất định, điều này giúp duy trì sự ổn định mà ở đây gọi là “stable”, trong khi nếu bạn sử dụng một bản phân phối Rolling release như Arch, bạn sẽ luôn nhận được các thành phần và tính năng mới nhất từ nhân Linux mới, và hiển nhiên, bạn phải đánh đổi sự ổn định của hệ thống.

 Các phần mềm khác được cung cấp cho Ubuntu đều cung cấp cho người dùng đều chậm phiên bản hơn các phiên bản khác, ví dụ Ubuntu cung cấp VLC 2.1.4 trong official repo, nếu bạn muốn cài bản mới hơn phải thêm PPA của bên thứ ba, còn nếu bạn dùng Fedora thì sẽ được cung cấp bản mới nhất và kể cả bản thử nghiệm trong Repo, đó gọi là “Cutting Edge” . Cũng vì như vậy, Debian được khuyến cáo cho những người dùng đòi hỏi sự ổn định chắc chắn, còn Ubuntu và các distro stable nhắm đến người mới bắt đầu.
linux-distros

Về chu kì phiên bản, các distro rolling thường không khác biệt vì tất cả được cập nhật theo thời gian trong khi các distro stable như Ubuntu có chu kì ra phiên bản mới. Ubuntu mặc định một năm ra hai phiên bản và hai năm ra một phiên bản LTS được hỗ trợ lâu dài, Debian thì lâu hơn, vì vậy mà các distro dựa trên Ubuntu LTS như eOS cứ hai năm mới công bố một phiên bản mới. Về cơ bản, thì các bản LTS thường ổn định hơn, nhận được hỗ trợ lâu dài hơn đồng nghĩa với việc không phải nâng cấp hoặc cài mới lại nhiều lần, chúng ta thường có xu hướng lo lắng khi hệ điều hành của mình đã cũ, nhưng nếu hệ thống của bạn đang ổn định thì không cần thiết, bởi vì hiện nay một số máy vẫn còn dùng nhân 2.6 và hiện tại nhân 2.6 vẫn còn được duy trì và hỗ trợ trong một số distro như CentOS. Nên nếu không thực sự cần thì hãy dùng nhân hiện tại mà khoan nghĩ đến việc nâng cấp nhân hay nâng cấp phiên bản.

5. Hỗ trợ, driver và tương thích phần cứng

Cộng đồng cũng là một phần quan trọng, nếu distro của bạn có cộng đồng rộng lớn sẽ dễ nhận được hỗ trợ hơn. Xét về độ phổ biến thì Ubuntu/Mint xếp đầu tiên, cũng vì vậy mà cộng đồng rất đông, Ở Việt Nam, thì cộng đồng Ubuntu là nhiều nhất và dễ nhận được sự hỗ trợ nhất. Nhưng bản thân mình cảm thấy từ “cộng đồng” trong Việt Nam chưa được phát huy đúng nghĩa, nên các bạn mới sử dụng Linux có thể sẽ còn bỡ ngỡ, ngạc nhiên, đến ức chế!
Hiện nay có một số hãng phần cứng vẫn chỉ cung cấp driver độc quyền mà không mở mã nguồn, có lẽ vì tính phổ biến nên Ubuntu/Mint là hệ điều hành được hỗ trợ phần cứng rất tốt, khi mà driver được đóng gói và có sẵn một PPA để thêm vào và tải về, hơn nữa việc cài đặt cũng rất đơn giản và có nhiều hướng dẫn. Trong khi đối với một số hệ thống cộng đồng mở như Fedora lại khó khăn trong việc cài đặt hơn, hơn nữa, Canonical đã đóng gói trong Ubuntu một nhân Linux khá đầy đủ các module (có thể hiểu tương tự driver) và công cụ tìm kiếm driver khá hữu ích. Nhân linux mới hơn đồng nghĩa với hỗ trợ nhiều thiết bị phần cứng hơn nên lúc cài đặt hãy lựa chọn phiên bản tích hợp nhân mới nhất có thể.
uds

Nguồn : http://geeklinux.net/lam-sao-de-chon-linux-distro-phu-hop-nhat-voi-ban/

No comments:

Post a Comment