Trước khi Ubuntu 13.04 được ra mắt, trang tải xuống của
Ubuntu vẫn khuyến cáo người dùng nên sử dụng phiên bản 32-bit của
Ubuntu. Tuy nhiên, giờ đây, khuyến cáo này đã được Ubuntu gỡ bỏ bởi vì
những PC thế hệ mới tương thích tốt hơn với nền tảng 64-bit.
32-bit vs 64-bit?
Cũng tương tự như Windows, Ubuntu 64 bit cũng có các ưu điểm…
- SỬ dụng được nhiều RAM hơn. Với phiên bản 32-bit, bạn chỉ có thể dùng tối đa 4096MB (4GB) dung lượng RAM. Con số này trong thực tế là 3.12GB với Windows và 3.9GB với Ubuntu và các HĐH linux nói chung. Trên lý thuyết, 64-bit hỗ trợ tới 17 … tỷ GB RAM.
- Tăng năng suất làm việc. Nếu RAM bạn đủ lớn để chạy HĐH 64-bit (tối thiểu 4GB), bạn sẽ nhận ra sự vượt trội về mặt hiệu năng so với nền tảng 32-bit.
- Tăng khả năng phân phối bộ nhớ cho từng ứng dụng
- Tăng cường bảo mật, chống cạn kiệt bộ nhớ cho nhân HĐH.
- Vẫn có thể dùng chung ứng dụng 32-bit.
… và nhược điểm
- Tương thích phần cứng: Đối với những phần cứng cũ, việc tìm driver hỗ trợ 64-bit cho thiết bị là điều rất khó khăn. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, hầu hết các phần cứng đã hỗ trợ 64-bit nên điều này không còn đnags lo ngại.
- Tương thích Flash: Adobe’s Flash plugin mới chỉ hỗ trợ nền tảng 32-bit, trong khi Ubuntu 64-bit lại đi kèm trình duyệt web 64-bit. Vì thế người dùng sẽ phải cài đặt song song một trình duyệt 32-bit nữa. Tuy nhiên, gần đây, Adobe cũng đã tung ra phiên bản Flash beta dành cho nền tnagr 64-bit. Trong tương lại gần, khi plugin này hoàn thiện, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng nền tảng 64-bit của Ubuntu.
- Tương thích phần mềm: Như đã nói ở trên, 64-bit vẫn có thể chạy các ứng dụng 32-bit, tuy nhiên không phải tất cả. Vẫn có rất nhiều những ứng dụng chỉ phát triển cho nền tảng 32-bit, hoặc không thể dùng chung. Lý do chính của trở ngài này là do các thư viện di động của 32-bit không thể dùng cho 64-bit. Nếu bạn không thể tìm ra phiên bản 64-bit của nó, cách duy nhất là tìm ứng dụng thay thế.
- Lỗi: Trước kia, khá ít người dùng sử dụng phiên bản 64-bit, chính vì thế nền tảng này tồn tại nhiều lỗi không được phát hiện ra. Tuy nhiên, gần đây, người dùng đã bắt đầu sử dụng phiên bản 64-bit (Do tương thích phần cứng với máy đời mới tốt hơn). Do đó, các lỗi đang được phát hiện và xử lý nhanh hơn.
Vậy tại sao nên chọn Ubuntu 64-bit?
Như đã phần tích ở trên, có rất nhiều những ưu điểm mà nền tảng
64-bit mang lại, đặc biệt là hiệu suất sử dụng và tăng cường bộ nhớ ảo
cho ứng dụng. Hơn nữa các máy tính đời mới sử dụng Firmware UEFI không
tương thích tốt với nền tảng 32-bit. Và nếu bạn chấp nhận được những
nhược điểm, Ubuntu 64-bit sẽ là một lựa chọn không thể tốt hơn.
Khi nào nên chọn 32-bit, 64-bit?
Trừ khi chip của bạn hỗ trợ 64-bit, bạn chỉ nên cài Ubuntu 32-bit.
Tuy nhiên, nếu máy tính của bạn không dùng UEFI firmare, chip vẫn hộ trợ
64-bits nhưng chỉ có 4gb RAM, lời khuyên của GeekLinux là bạn chỉ nên
dùng Ubuntu 32-bit. Không như Windows chỉ nhận 3.12GB RAM, Ubuntu 32-bit
vẫn sẽ nhận gần như đủ 4GB RAM của bạn.
Cách xác định CPU 32-bit hay 64-bit:
Trong Terminal, bạn gõ lệnh lscpu. Nếu dòng CPU op-mode(s) trả về giá trị 32-bit, 64-bit tức là máy bạn có thể chạy được nền tảng 64-bit.
Hãy chia sẻ kinh nghiệm sử dụng 2 nền tảng với GeekLinux bạn nhé !
No comments:
Post a Comment