Saturday, January 31, 2015

Các lệnh lệnh init, wget, unzip các commands line căn bản .

1. init

init là cha của tất cả các process. Vai trò chính của init là tạo ra các process bằng chạy các chương trình được quy định trong tập tin /etc/inittab. Mỗi init sẽ có các process khác nhau. Trong linux có 6 mức khởi động (run level):
- Run level 0 (init 0): chế độ tắt máy.
– Run level 1 (init 1): chế độ này chỉ sử dụng được 1 người dùng.
– Run level 2 (init 2): chế độ đa người dùng nhưng không có dịch vụ NFS.
– Run level 3 (linit 3): chế độ đa người dùng, có đầy đủ các dịch vụ.
– Run level 4 (linit 4): chưa được sử dụng.
– Run level 5 (linit 5): chế độ đồ họa.
– Run level 6 (linit 6): khởi động lại máy.
– Cú pháp: # init
– Ví dụ:
+ Dùng lệnh init 0 để tắt máy:
# init 0
+ Để khởi động lại máy tính ta dùng lệnh:
# init 6
+ Khi đang ở chế độ đồ họa ta có thể chuyển sang chế độ dòng lệnh (text mode) bằng cách dùng lệnh:
# init 3
+ Ngược lại, khi đang ở chế độ dòng lệnh ta có thể chuyển sang chế độ đồ họa bằng cách dùng lệnh:
# init 5
– Tập tin cấu hình: /etc/inittab
Khi khởi động máy tính, Linux sẽ đọc trong tập tin /etc/inittab để chọn chế độ khởi động. Cụ thể là dòng id::initdefault:
– Do đó, ta có thể chỉnh sửa chế độ khởi động bằng cách thay đổi run level ngay dòng này.
– Ví dụ: mặc định cho Linux khởi động vào chế độ dòng lệnh ta thay dòng trên thành:
id:3:initdefault
– Lưu ý: không được set dòng này ở hai run level là 0 và 6.
– Để ngăn không cho sử dụng CTRL-ALT-DELETE khởi động lại server từ bàn phím ta có thể dùng dấu # để trước dòng ca::ctrlaltdel:/sbin/shutdown -t3 -r now như bên dưới
# Trap CTRL-ALT-DELETE
#ca::ctrlaltdel:/sbin/shutdown -t3 -r now
2. wget

Trong môi trường UNIX/Linux, chúng ta có thể di chuyển tới các thư mục một cách nhanh chóng bằng lệnh cd (change directory) trong cửa sổ lệnh Terminal. Nếu một lúc nào đó chúng ta muốn lấy một tập tin từ Internet về và lưu ở thư mục hiện hành thì sẽ mất nhiều thời gian hơn khi như phải sử dụng trình duyệt web để tải tập tin và lựa chọn thư mục để chứa tập tin ấy. Với công cụ wget sẵn có trong UNIX/Linux, chúng ta có thể tải trực tiếp tập tin về thư mục hiện hành.
Cấu trúc lệnh cơ bản của wget chỉ ngắn gọn như sau:
wget http://địa-chỉ-trang-web/tập-tin
Chẳng hạn như chúng ta muốn tải một tập tin MP3 vào thư mục dành riêng cho MP3 (/media/Data/Audio/Music/), chúng ta chỉ cần 2 câu lệnh sau:
cd /media/Data/Audio/Music
wget http://địa-chỉ-trang-web/tập-tin.mp3
Trong trường hợp muốn xem qua mã HTML của một trang web hoặc nội dung một tập tin văn bản dạng text, chúng ta cũng có thể dùng wget thay vì mở địa chỉ ở trình duyệt:
wget -q -O – http://địa-chỉ-trang-web/tập-tin
Trong một số trường hợp, chúng ta không thể tải trực tiếp dữ liệu từ một trang web, mà cần phải truy cập qua một proxy trung gian. Chúng ta có thể cài đặt thông số proxy cho trình duyệt web, nhưng việc đó sẽ làm chúng ta mất nhiều thời gian nếu như chỉ để tải 1 tập tin từ 1 trang web nào đó rồi lại gỡ bỏ các thông số proxy khỏi trình duyệt.
Chỉ bằng 1 câu lệnh đơn giản trong cửa sổ lệnh Terminal, chúng ta đã có thể dùng wget một cách bình thường. Câu lệnh này giúp chúng ta truy cập các địa chỉ web qua proxy:
export HTTP_PROXY="http://địa-chỉ-proxy:cổng-proxy/"
Khi đó câu lệnh wget có thể được sử dụng bình thường như trước. Trong trường hợp bạn cần tải tập tin từ một địa chỉ qua giao thức FTP thì bạn cần thêm biến FTP_PROXY theo cách tương tự:
export FTP_PROXY="http://địa-chỉ-proxy:cổng-proxy/"
Bạn lưu ý là mặc dù thiết lập chế độ sử dụng proxy cho giao thức FTP nhưng giao thức của địa chỉ proxy vẫn phải là “http”.
Sau khi tải tập tin bằng wget xong, nếu bạn muốn xóa bỏ chế độ sử dụng proxy thì dùng câu lệnh:
env -u HTTP_PROXY
và/hoặc
env -u FTP_PROXY
hay chỉ đơn giản là khởi động lại máy tính, vì biến môi trường tạo bởi lệnh exportkhông được lưu trữ vĩnh viễn, mà cần được khởi tạo lại nếu cần, mỗi khi máy tính đã được khởi động lại.

3. Các lệnh linux cần phải nhớ
  1. clear: làm sạch cửa sổ dòng lệnh
  2. ls tenthumuc:      Liệt kê nội dung bên trong một thư mục
  3. cat tentaptin:      Hiển thị nội dung của một tập tin lên cửa sổ dòng lệnh
  4. rm tentaptin:      Xóa một tập tin
  5. cp taptinnguon taptindich: Sao chép một tập tin
  6. passwd: Đổi mật khẩu
  7. motd:      Thông điệp của ngày
  8. finger tentruycap:      Chương trình tìm kiếm thông tin người dùng
  9. startx: Khởi động X Window System server
  10. less tentaptin hoặcr more tentaptin: Hiển thị nội dung một tập tin trong cửa sổ dòng lệnh một trang mỗi lần
  11. info:      Hiển thị thông tin và tài liệu trên shell, các tiện ích và chương trình.
  12. lpr tentaptin:      Gửi tập tin tới máy tin
  13. grep chuoi tentaptin: tìm kiếm chuỗi trong tập tin
  14. head tentaptin:      Hiển thị 10 dòng đầu tiên của tập tin
  15. tail tentaptin:      Hiển thị 10 dòng cuối cùng của tập tin
  16. mv tentaptincu      tentaptinmoi: Di chuyển hoặc đổi tên tập tin
  17. file tentaptin:      Hiển thị thông tin về nội dung của tập tin
  18. echo chuoi: Sao chép chuỗi tới màn hình dòng lệnh
  19. date:      Hiển thị ngày và giờ hiện tại
  20. cal:      Hiển thị lịch
  21. gzip tentaptin:      Nén một tập tin
  22. gunzip tentaptin:      Giải nén một tập tin
  23. which lenh:      Hiển thị đường dẫn tới lệnh
  24. whereis lenh:      Hiển thị đường tới nơi chứa lệnh
  25. who: Hiển thị các người dùng đã đang nhập
  26. finger tentruycap@maychu:      Thu thập thông tin chi tiết về người dùng hiện đang dùng hệ thống
  27. w: Hiễn thị người dùng đã đăng nhập với các tiến trình sử dụng
  28. mesg y/n: Đặt tùy chọn để các người dùng khác viết thông điệp cho bạn
  29. write nguoidung:      Gửi tin nhắn cho người dùng khác
  30. talk nguoidung:      Cho phép 2 người chat với nhau
  31. chmod quyen      tentaptin: Thay đổi quyền truy cập tập tin
  32. mkdir tenthumuc:      Tạo một thư mục
  33. rmdir tenthumuc:      Xóa một thư mục rỗng
  34. ln existingfile      new-link: Tạo một đường dẫn tới một tập tin (liên kết cứng)
  35. df: Hiển thị tất cả các mount của hệ thộng
  36. top:      Hiển thị danh sách các tiến trình đang chạy
  37. tty:      Hiển thị tên của cửa sổ dòng lệnh mà trên đó lệnh được dùng
  38. kill PID hoặc số %job: Ngừng một tiến trình bằng số PID (Process      Identification Number) hoặc số công việc
  39. jobs:      Hiển thị một danh sách các công việc hiện tại
  40. netstat:      Hiển thị các kết nối mạng
  41. traceroute maychu:      In gói định tuyến tới máy chủ
  42. nslookup:      Truy vấn máy chủ tên miền
  43. hostname:      Hiển thị tên định danh của hệ thống
  44. rlogin maychu:      Tiện ích để kết nối với một hệ thống ở xa
  45. telnet maychu:      Tiện ích để kết nối tới một hệ thống ở xa (tương tự như rlogin nhưng tương tác tốt hơn)
  46. rcp taptin      maytuxa: Được dùng để sao chép từ một máy tính ở xa
  47. ftp: Tiện ích để truyền tập tin giữa các hệ thống trên một mạng
  48. rsh lenh:      Tiện ích để chạy một lệnh trên một hệ thống ở xa mà không cần đăng nhập
  49. ping maychu:      Tiện ích để kiểm tra kết nối tới một hệ thống ở xa
  50. lcd duongdanthumuc:      Thay đổi thư mục máy cục bộ khi đã đăng nhập ở trên máy ở xa
5. Zip – unzip trong linux

Giải nén :
tar -jxvf filename.tar.bz2
tar -xvfz filename.tar.gz
unzip filename.zip
gunzip filename.sql.gz
Nén file :
tar cvfz filename.tar.gz /home/www/html

Nguồn : http://www.gocit.vn/bai-viet/linux-tips/

No comments:

Post a Comment