Saturday, January 31, 2015

Các lệnh mount , sắp xếp , lọc MAC-address với iptables .

1.VNC

Virtual Network Computing một tiện ích để điều khiển một máy tính khác thông qua mạng. Bạn có thể sử dụng server và client với những OS khác nhau: Linux – Linux, hay Linux – . Với bạn có thể tại đây. Trên Linux bạn có thể cài đặt các gói binary có sẵn trong kho của distro bạn dùng. Với Debian, chạy:
# apt-get vnc4server xtightvncviewer

Ví dụ nếu bạn có 2 máy host1 và host2. Bạn muốn điều khiển host1 thì trên host1 cần chạy vnc server và trên host2 – vnc client.
Nếu trên host1 chưa có thư mục $HOME/.vnc thì hãy tạo nó. Để đặt mật khẩu kho vnc server, sử dụng:
$ vncpasswd

sau khi nhập mật khẩu vào file passwd sẽ được tạo ra trong $HOME/.vnc. Tiếp theo hãy xem tập tin xstartup trong $HOME/.vnc và sửa nó theo ý bạn, ví dụ:
$ cat .vnc/xstartup
#!/bin/sh
[ -x /etc/vnc/xstartup ] && exec /etc/vnc/xstartup
[ -r $HOME/.Xresources ] && xrdb $HOME/.Xresources
exec /usr/bin/startkde

sau khi cấu hình xong để khởi động server, sử dụng:
$ vnc4server

Như vậy là bạn đã cấu hình xong trên server host1, để kết nối tới host1, trên host2 thực hiện:
$ vncviewer host1:1

nhập mật khẩu để đăng nhập. Chú ý khi khởi động vnc server sẽ nhận được thông tin về số desktop có thể là :1, :2 … khi đó nếu muốn kết nối với desktop nào thì nhập vào tương ứng.

2.Kết hợp những phân vùng đã mount vào một phân vùng ảo – mhddfs
mhddfs (Multi-hdd FUSE filesystem) 

– tiện ích phối hợp những phân vùng đã mount hay một thư mục riêng biệt của chúng vào một phân vùng ảo chung. Hãy tưởng tượng ví dụ bạn có 2 đĩa vật lý được chia thành những phân vùng khác nhau và đã được mount tại /mnt/music và /mnt/data.

Tuy nhiên bạn có quá nhiều phim và chúng không chỉ nằm tại một phân vùng mà nằm ở cả 2 phân vùng kể trên, bây giờ để tiện lợi với sự giúp đỡ của mhddfs bạn có thể mountchúng như một phân vùng duy nhất /mnt/films.

Cài đặt mhddfs trên Debian:
# apt-get install mhddfs

Tạo thư mục /mnt/films
# mkdir /mnt/films

Kết hợp:
# mhddfs /mnt/music/Films1,/mnt/data/Films2 /mnt/films -o allow_other

Để unmount, sử dụng:
# fusermount -u /mnt/films

Để mount tự động mỗi khi khởi động hệ thống hãy thêm dòng sau vào /etc/fstab:
mhddfs#/mnt/music/Films1,/mnt/data/Films2 /mnt/films fuse defaults,allow_other 0 0

Như vậy với mhddfs việc quản lý files sẽ tiện lợi hơn, tuy nhiên hãy nhớ rằng trong trượng hợp ghi dữ liệu mhddfs sẽ xem phân vùng được mount đầu tiên còn chỗ hay không, nếu còn – ghi vào, nếu không còn chỗ mhddfs sẽ xem phân vùng được mount thứ hai nếu phân vùng này cũng không còn thì mhddfs sẽ xem phân vùng tiếp theo … quá trình sẽ tiếp tục diễn ra như vậy.

 3.Sắp xếp text: sort

-Nếu bạn có một tập tin danh sách nào đó, bạn muốn sắp xếp danh sách đó theo thứ tự thì hãy sử dụng sort.

-Ví dụ bạn có một tập tin tentruong với nội dung sau:
Sư phạm Hà Nội
Giao thông vận tải
Sư phạm Sài Gòn
Xây dựng
Kiến trúc

bây giờ để sắp xếp chúng theo thứ tự và ghi lại vào một file khác, sử dụng:
$ sort tentruong > newfile

trong trường hợp này sẽ sắp xếp theo thứ tự từ a đến z, nếu muốn sắp xếp theo thứ tự ngược lại hãy sử dụng thêm tuỳ chọn -r.

4.Lọc MAC-address với iptables

-Khi làm việc với MAC hãy nhớ rằng việc lọc các gói tin với MAC chỉ hoạt động trên 3 kênh: PREROUTING, FORWARD và INPUT.
-Ngăn chặn tất cả các kết nỗi từ địa chỉ MAC 00:F4:EA:B5:04:E7:
# iptables -A INPUT -m mac --mac-source 00:F4:EA:B5:04:E7 -j DROP

-Cho phép kết nối trên cổng 22 với địa chỉ MAC 00:F4:EA:B5:04:E7:
# iptables -A INPUT -p tcp --destination-port 22 -m mac --mac-source 00:F4:EA:B5:04:E7 -j ACCEPT
5.Tìm kiếm và xoá text giữa 2 chuỗi: sed

-Để tìm kiếm những dòng text giữa 2 chuỗi abc và xyz, sử dụng:
$ sed -n '/abc/,/ayz/p' file

-Nếu bạn muốn xoá những dòng text giữa 2 chuỗi abc và xyz, sử dụng:
$ sed '/abc/,/xyz/d' file > newfile
6.Log IP, gói tin TCP: iptables

-Để bật chức năng log gói tin IP, sử dụng:
# iptables -A INPUT -j LOG --log-ip-options
# iptables -A INPUT -j DROP

-Để bật chức năng log gói tin TCP, sử dụng:
# iptables -A INPUT -j LOG --log-tcp-options
# iptables -A INPUT -j DROP

-Log được lưu trong file /var/log/messages, để xem log sử dụng:
# tail -f /var/log/messages
7.Tìm kiếm ftp server trong LAN

-Để tìm kiếm các ftp-server trong LAN chúng ta có thể dùng nmap. Nmap là một tiện ích rất hay ho dùng để scan mạng, nmap có thể scan ra rất nhiều thứ, trong trường hợp này là tìm ra những ftp-server trong LAN.
-Cài đặt nmap trên Debian:
# apt-get install nmap

-Để tìm kiếm ftp-server trong LAN, sử dụng:
$ nmap -p 21 192.168.0.0/24

hãy thay 192.168.0.0 thành IP mạng của bạn. Bạn cũng có thể giới hạn khoảng IP tìm kiếm, ví dụ: 192.168.0.0-20. Khi đó nmap sẽ scan tất cả các IP tương ứng và đưa ra kết quả những host có cổng 21 được mở, điều này có nghĩa là trên host đó chạy ftp-server.

8. Grep

-Tìm kiếm những dòng có chứa ABC trong file:
$ grep ABC file

nếu không muốn phân biệt chữ hoa hay chữ thường hãy thêm tuỳ chọn -i
-Tìm kiếm cụm a-b hoặc a b trong file:
$ grep 'a[- ]b' file 

-Tìm kiếm những dòng bắt đầu bằng abc trong file:
$ grep '^abc' file

-Tìm kiếm những dòng kết thúc bằng abc trong file:
$ grep 'abc$' file

-Tìm kiếm những dòng chỉ có abc trong file:
$ grep '^abc$' file 

-Nếu trong file có những ký tự đặc biệt như ^$… nếu muốn tìm kiếm chúng hãy thêm \ vào đằng trước, ví dụ nếu muốn tìm những dòng có chứa ^abc trong file:
$ grep '\^abc' file

-Tìm kiếm abc hoặc aBc trong file:
$ grep 'a[Bb]c' file

-Tìm kiếm những dòng chỉ có một ký tự trong file:
$ grep '^.$' file

-Tìm kiếm những dòng chứa “abc” trong file:
$ grep '"abc"' file

-Tìm kiếm những dòng trống và xoá chúng, ghi lại trong newfile:
$ grep -v '^$' file > newfile 

-Tìm kiếm tất cả những dòng “không chứa” abc trong file:
$ grep -v 'abc' file

Nguồn : http://www.gocit.vn/bai-viet/tips-linux-3/

No comments:

Post a Comment